Cách tính công suất lắp đặt điện mặt trời chính xác 2024

Trước khi tiến hành lắp đặt hệ thống điện, công suất lắp đặt điện mặt trời sẽ là yếu tố mà gia chủ phải đặc biệt quan tâm. Bởi lẽ, khi tính toán được công suất thì bạn sẽ nhanh chóng xác định được số pin mặt trời nên lắp đặt. Ngay sau đây, Solar Hà Nam sẽ hướng dẫn bạn cách tính toán chuẩn xác nhất để tối ưu hệ thống điện gia đình!

Vài nét về năng lượng điện mặt trời

Năng lượng điện mặt trời được biết đến là nguồn năng lượng tái tạo cực kỳ phổ biến và đang phủ sóng khắp toàn cầu. Cơ chế hoạt động của nó dựa trên việc hấp thụ ánh sáng và nhiệt độ tỏa ra từ mặt trời bằng nhiều công nghệ chẳng hạn như pin mặt trời, kiến trúc hướng năng, năng lượng nhiệt mặt trời,… Ưu điểm của loại năng lượng này là thân thiện với môi trường và có thể tích trữ không giới hạn. Ngoài ra còn tiết kiệm chi phí và tăng cường sản xuất bền vững.

Thông thường, hệ thống điện mặt trời sẽ được lắp đặt ở mái nhà, nhất là ở các hộ gia đình sống trong đô thị. Tùy vào nhu cầu sử dụng cũng như điều kiện tài chính mà bạn có thể lựa chọn giải pháp điện mặt trời phù hợp. Đó có thể là hệ thống có công suất lắp đặt điện mặt trời nhỏ dành cho hộ gia đình hay hệ thống công suất lớn cho doanh nghiệp, nhà xưởng.

Công suất lắp đặt điện mặt trời phải phù hợp với quy mô sử dụng
Công suất lắp đặt điện mặt trời phải phù hợp với quy mô sử dụng

Có thể cung cấp điện mặt trời cho toàn bộ căn nhà không?

Với thắc mắc điện mặt trời có thể cung cấp cho toàn bộ nhà ở không, câu trả lời là hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, trước hết bạn phải xem xét những tiêu chí như điều kiện khí hậu, mức tiêu thụ năng lượng, tình hình ánh sáng Mặt Trời cũng như diện tích mái nhà sẵn có. 

Bên cạnh đó, khi lắp đặt pin mặt trời, bạn phải đảm bảo thiết kế của chúng cung cấp năng lượng đủ cho mọi nhu cầu sử dụng trong nhà. Thông thường, người ta sẽ tính toán hệ thống dựa trên lượng điện trung bình tiêu thụ. Kèm theo đó là điều chỉnh theo mùa để năng lượng luôn cung cấp đủ dù cho điều kiện ánh sáng yếu.

Mặt khác, acquy hay hệ thống pin lithium ion cũng là giải pháp cần thiết để lưu trữ lượng điện năng được sản xuất trong ngày. Nhờ thế, bạn có thể sử dụng cả khi điều kiện thời tiết không cho phép. Lưu ý, chi phí lắp đặt ban đầu có thể tương đối cao nhưng sẽ tiết kiệm được tiền điện hằng tháng.

Phương án lắp đặt hệ thống điện mặt trời cho toàn bộ nhà ở là khả thi
Phương án lắp đặt hệ thống điện mặt trời cho toàn bộ nhà ở là khả thi

Các bước tính công suất lắp đặt điện mặt trời chính xác

Để tính được công suất lắp đặt điện mặt trời, bạn phải thực hiện quy trình cơ bản sau đây:

Bước 1: Kiểm tra lượng điện tiêu thụ mỗi tháng

Trước tiên, bạn phải xác định được lượng điện tiêu thụ hằng tháng là bao nhiêu bằng cách xem hóa đơn tiền điện hay sử dụng thiết bị đo điện năng. Nhờ thế, bạn sẽ biết được lượng năng lượng mặt trời cần thiết để tự cung cấp điện cho mỗi tháng là bao nhiêu. 

Bước 2: Tìm hiểu thời gian nắng đỉnh điểm ở địa phương

Một trong những yếu tố quan trọng để xác định để tính toán được công suất lắp đặt điện mặt trời là lượng nắng đỉnh thực tế ở địa phương bạn sống (kWh/m²/ngày). Chỉ số này thể hiện lượng năng lượng trung bình mà mặt trời chiếu xuống trên một mét vuông khu vực suốt một ngày. Bạn có thể tham khảo thông số chuẩn xác ở trạm khí tượng địa phương hay website thời tiết.

Bước 3: Tính toán được công suất lắp đặt điện mặt trời

Căn cứ tổng lượng điện hằng tháng tiêu thụ cũng như số giờ nắng đỉnh điểm, bạn hoàn toàn có thể xác định được công suất điện mặt trời cần thiết bởi công thức:

Công suất hệ thống điện (kW) = (Tổng kWh lượng điện tiêu thụ mỗi tháng) / (Trung bình số giờ nắng đỉnh x Số ngày có trong tháng)

Thực hiện tính toán công suất phù hợp theo công thức
Thực hiện tính toán công suất phù hợp theo công thức

Bước 4: Xác định số tấm pin cần lắp 

Khi bạn đã biết công suất cần thiết để lắp đặt hệ thống là bao nhiêu, công đoạn xác định số tấm pin sẽ được thực hiện theo công thức sau:

Số lượng tấm pin = Công suất của hệ thống điện(kW) / Công suất của 1 tấm pin (kW)

Lưu ý: Công suất mỗi tấm pin có thể thay đổi nên cần cân nhắc lựa chọn tấm pin phù hợp với mục đích sử dụng cụ thể. Bên cạnh đó, hãy xem xét kỹ không gian lắp đặt để đảm bảo rằng hệ thống được bố trí hợp lý, hấp thu được tối đa ánh sáng mặt trời.

Xem thêm: Lắp đặt điện mặt trời trường học: Giải pháp bền vững cho giáo dục tương lai

Công suất lắp đặt điện mặt trời cần bao nhiêu là đủ?

Công suất lắp đặt điện mặt trời để cung cấp đủ điện năng cho ngôi nhà sẽ phụ thuộc vào những yếu tố chẳng hạn như:

  • Lượng điện mà hộ gia đình tiêu thụ hằng tháng.
  • Điều kiện ánh sáng nơi bạn sinh sống, cụ thể là trung bình số giờ nắng đỉnh kèm những yếu tố khí hậu khác.
  • Hiệu suất những tấm pin mặt trời bạn đã lựa chọn cũng như các thiết bị kèm theo.

Để ước lượng công suất lắp đặt điện mặt trời, bạn có thể tính toán dựa trên lượng điện mà gia đình tiêu thụ hằng tháng. Trường hợp gia chủ biết được X kWh điện tiêu thụ, công thức tính toán sẽ như sau:

Công suất hệ thống điện (kW) cần lắp đặt = (Lượng điện đã tiêu thụ hàng tháng (kWh) / (Trung bình số giờ nắng đỉnh mỗi ngày * Số ngày trong tháng))

Có phương án sau khi tính công suất lắp đặt điện mặt trời
Có phương án sau khi tính công suất lắp đặt điện mặt trời

Ví dụ, gia đình của bạn tiêu thụ 500kWh/tháng và trung bình số giờ nắng đỉnh ở khu vực bạn sống là 4 giờ mỗi ngày. Giả sử mỗi tháng có 30 ngày, công suất lắp đặt điện mặt trời cần thiết sẽ được ước tính là: Công suất hệ thống điện (kW) = (600 kWh) / (4 giờ/ngày * 30 ngày) = 5 kW

Sau khi tham khảo hướng dẫn tính công suất lắp đặt điện mặt trời, hẳn bạn đã có phương án tối ưu cho gia đình mình. Song, Solar Hà Nam hiện đang cung cấp dịch vụ lắp đặt điện mặt trời cực kỳ chuyên nghiệp, tận tâm. Theo đó, nhân viên kỹ thuật của đơn vị sẽ tự khảo sát để tính toán công suất cần thiết nên bạn không cần phải bỏ ra thời gian, công sức tìm hiểu. Để hiểu rõ hơn dịch vụ, bạn hãy liên hệ với Solar Hà Nam qua kênh sau:

SOLAR HÀ NAM 

Địa chỉ: Phố 268, Liêm Chính, Phủ Lý, Hà Nam

Hotline: 0932.287.872 – 0931.686.121

Email: solarhanam@gmail.com

Website: www.solarhanam.vn

Điện thoại
Messenger
Zalo
Facebook
Liên hệ