Micro-inverter là gì? Ưu và nhược điểm biến tần năng lượng mặt trời

Micro-inverter là một chi tiết quan trọng trong hệ thống điện mặt trời khép kín. Nhờ có nó mà năng lượng trong các thiết bị điện gia đình được duy trì ổn định. Trong bài viết sau, Solar Hà Nam sẽ làm rõ thông tin về khái niệm cũng như ưu, nhược điểm của Micro-inverter!

Micro-inverter là gì?

Micro-inverter, tức “biến tần vi mô”, là thiết bị kết hợp với pin mặt trời để hình thành nên hệ thống điện mặt trời khép kín. Chúng có vai trò chuyển đổi dòng điện một chiều (DC) ở tấm pin sang thành dòng điện xoay chiều (AC) nhằm cung cấp cho toàn bộ thiết bị điện dùng trong gia đình.So với những hệ thống điện mặt trời hòa lưới, hệ thống khép kín chỉ có công suất từ 300 – 2000W. Do đó, số lượng tấm pin có thể kết nối cũng sẽ bị giới hạn. Người ta sẽ bố trí Micro-inverter ngay mặt sau của tấm pin mặt trời để tạo nên hệ thống điện mặt trời mini. Sau đó, tùy vào nhu cầu sử dụng để bạn kết nối chúng thành hệ thống lớn hơn.

Thiết bị Micro-inverter cho phép chuyển đổi điện 1 chiều thành xoay chiều
Thiết bị Micro-inverter cho phép chuyển đổi điện 1 chiều thành xoay chiều

Ưu điểm nổi bật của Micro-inverter

Tuy Micro-inverter sở hữu giá thành tương đối cao nhưng hiện nay lại được sử dụng phổ biến. Lý giải cho điều này, dưới đây là những ưu điểm nổi bật mà biến tần vi mô mang lại:

Tối ưu năng lượng

Trong bộ biến tần, những tấm pin thường được mắc nối tiếp với nhau. Vì vậy, khi có một tấm gặp sự cố, những tấm còn lại phải giảm công suất để phù hợp đầu ra của tấm đó. Tuy nhiên với Micro-inverter, mỗi tấm pin được tách riêng với nhau nên không bị ảnh hưởng khi gặp sự cố. Vì công suất vẫn là định danh nên cho phép chúng cung cấp nhiều điện năng hơn.

Cách ly những tấm pin lỗi

Với hệ thống điện mặt trời thường gặp, nếu một tấm pin gặp sự cố thì bạn phải ngắt chuỗi hoặc tắt toàn bộ hệ thống để nhân viên đến sửa chữa. Trong trường hợp hệ thống lớn, việc chờ đợi sửa chữa quá lâu sẽ dẫn đến nhiều thiệt hại đáng kể. Lúc này, lựa chọn Micro-inverter là vô cùng sáng suốt khi người dùng chỉ cần tách tấm pin lỗi ra.

Cài đặt nhanh chóng

Nhờ thiết kế nhỏ gọn nên bạn hoàn toàn có thể lắp đặt biến tần vi mô ngay sau mặt của tấm pin. Không những thế, quá trình cài đặt vào những thiết bị trong nhà cũng trở nên thuận tiện với hai đầu jack AC và DC.

Nâng cấp hệ thống đơn giản

Một điểm mạnh khác của Micro-inverter là dễ dàng nâng cấp mà không phải thay thế Inverter mới cho phù hợp. Do đó, người dùng có thể thao tác tăng giảm kích thước hệ thống đáp ứng nhu cầu bản thân mà không cần lo ngại về độ tương thích của 2 thiết bị.

Micro-inverter dễ dàng cài đặt và nâng cấp hệ thống
Micro-inverter dễ dàng cài đặt và nâng cấp hệ thống

Có thể bố trí linh hoạt

Thông thường, những hệ thống điện mặt trời cần lắp đặt các tấm pin theo cùng một hướng. Bởi lẽ nếu để lọt một tấm khác hướng, năng lượng của toàn bộ chuỗi sẽ giảm xuống còn bằng tấm pin thấp nhất. Điều này không thể xảy ra khi bạn lựa chọn Micro-inverter vì dù có lắp đặt theo hướng nào, những tấm pin sẽ hoạt động độc lập và cho phép bạn phân phối theo ý muốn.

Cho phép ngắt điện khẩn cấp

Bộ Micro-inverter được xem là giải pháp an toàn cho nhiều gia đình khi hỗ trợ ngắt điện nhanh mà không đòi hỏi thiết bị hỗ trợ. Do đó, bạn sẽ kịp thời ứng phó được với những tình huống khẩn cấp như lính cứu hỏa cần leo lên mái nhà để dập lửa.

Nhược điểm của bộ Micro-inverter

Song, bên cạnh những ưu điểm đáng chú ý kể trên thì Micro-inverter vẫn còn tồn tại một số nhược điểm cần lưu tâm. Cụ thể:

Chi phí vẫn khá cao

Không khó lý giải về mức giá khá cao của Micro-inverter khi sở hữu nhiều tính năng ưu việt. Bên cạnh đó, chi phí lắp đặt cho hệ thống điện mặt trời có sử dụng biến tần vi mô cũng cao hơn khoảng 15 – 20% so với những hệ thống thông thường. Tuy nhiên, hiệu quả mà người dùng nhận lại được khi lắp chúng là không thể nhỏ.

Một số nhược điểm của Micro-inverter được khắc phục từng ngày
Một số nhược điểm của Micro-inverter được khắc phục từng ngày

Đôi khi có thể bị trục trặc

Như đã đề cập, một tấm pin bị lỗi có thể được cách ly hoàn toàn ra khỏi hệ thống. Tuy nhiên, nếu hệ thống đó có quy mô lớn với nhiều Micro-inverter thì tỉ lệ hư hỏng của chúng sẽ tăng lên. Việc thay thế lúc nãy sẽ càng thêm khó khăn khi chúng nằm ở mặt sau tấm pin. Tuy nhiên, bạn cũng không cần lo lắng nhiều vì thiết bị hiện nay đều đã được trang bị IP67 bền bỉ trước mọi thời tiết.

Xem thêm: Ưu nhược điểm của hệ thống điện mặt trời gia đình

Trường hợp nên sử dụng Micro-inverter?

Đến đây, hẳn nhiều người dùng sẽ băn khoăn Micro-inverter cần thiết trong trường hợp nào. Được biết, thiết bị phù hợp để lắp đặt trong những điều kiện không lý tưởng chẳng hạn như:

  • Xung quanh có quá nhiều cây cối.
  • Nơi mà bóng râm che khuất đi một phần của các tấm pin.
  • Cấu trúc mái nhà khiến hướng của một số tấm pin không thật sự được tối ưu.

Kết luận

Bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích về thiết bị Micro-inverter đang được ứng dụng rộng rãi. Qua đây, Solar Hà Nam hy vọng rằng quý khách sẽ cân nhắc lựa chọn được thiết bị tối ưu cho mình.

Nếu cần được tư vấn chuyên sâu, bạn hãy liên hệ chúng tôi qua thông tin sau:

SOLAR HÀ NAM

Địa chỉ: Phố 268, Liêm Chính, Phủ Lý, Hà Nam

Hotline: 0932.287.872

Hotline: 0931.686.121

Email: solarhanam@gmail.com

Website: https://solarhanam.vn/

Điện thoại
Messenger
Zalo
Facebook
Liên hệ