Dịch vụ vận hành, bảo dưỡng nhà máy điện mặt trời

Các dự án nhà máy điện mặt trời thường có tuổi thọ từ 20-30 năm. Tuy nhiên, để đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả và duy trì hiệu suất ổn định trong suốt thời gian đó, việc kiểm tra và bảo dưỡng nhà máy điện mặt trời định kỳ là rất cần thiết.

Nhu cầu vận hành, bảo dưỡng nhà máy điện mặt trời tại Việt Nam

Hiện nay Việt Nam làm cho cả thế phải kinh ngạc bởi tốc độ phát triển ngoạn mục, cụ thể trong vòng 3 năm 2018, 2019, 2020 từ một nước gần như không có điện mặt trời thì hiện nay Việt Nam đã trở thành một cường quốc điện mặt trời không những ở Châu Á mà ngay cả thế giới với hơn 16 ngàn MW đã đấu nối vào lưới điện quốc gia. Hiệu quả kinh tế của điện mặt trời thì quá rõ ràng đồng thời không phát thải CO2, giúp giữ ẩm cho đất, và không tốn nhiên liệu vì nắng do Mẹ thiên nhiên ban tặng.

Ở các quốc gia phát triển chỉ ra rằng một nhà máy điện mặt trời nếu có quy trình O&M đúng cách sẽ đem lại hiệu quả hoạt động cao hơn từ 10% đến 20%. Tuy nhiên vận hành và bảo dưỡng nhà máy điện mặt trời như thế nào để hoạt động tối ưu nhất dường như chưa được các chủ nhà máy Việt Nam quan tâm đúng mức. Điều này cũng dễ hiểu bởi đây là vấn đề còn mới mẻ đối với nước ta. 

Nhu cầu vận hành, bảo dưỡng nhà máy điện mặt trời tại Việt Nam
Nhu cầu vận hành, bảo dưỡng nhà máy điện mặt trời tại Việt Nam

Lợi ích của công tác vận hành, bảo dưỡng hệ thống điện mặt trời

Việc sử dụng các tấm pin năng lượng mặt trời chất lượng cao và có hiệu suất tốt, cùng với việc lắp đặt hệ thống tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật để tối đa hóa lượng ánh sáng mặt trời mà các tấm pin có thể hấp thụ, là hai yếu tố quan trọng đảm bảo hiệu quả hoạt động của hệ thống. Tuy nhiên, nếu bỏ qua công tác vận hành và bảo dưỡng (O&M) thì sẽ là một thiếu sót lớn.

Bởi lẽ, trong suốt vòng đời của hệ thống điện mặt trời, giai đoạn vận hành và bảo dưỡng là dài nhất (thường kéo dài từ 20-35 năm), trong khi các giai đoạn khác như phát triển, xây dựng và tháo dỡ (hoặc lắp đặt lại) chỉ kéo dài từ vài tháng đến 1-3 năm tùy thuộc vào quy mô công trình.

Trong quá trình vận hành hệ thống điện mặt trời, có thể xuất hiện các lỗi ở bất kỳ thiết bị nào, đặc biệt là các tấm pin năng lượng mặt trời (do lỗi kỹ thuật, lỗi con người, hoặc do bụi bẩn, rác che phủ…), ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ và hiệu suất hoạt động của toàn hệ thống.

Chỉ khi công tác O&M được chú trọng và triển khai hiệu quả, hệ thống điện mặt trời mới có thể đạt được hiệu suất và độ bền cao, giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn, cải thiện chi phí sản xuất điện quy dẫn (LCOE), nâng cao chỉ số ROI, và mang lại lợi ích tối đa cho các nhà đầu tư.

Lợi ích của công tác vận hành, bảo dưỡng hệ thống điện mặt trời
Lợi ích của công tác vận hành, bảo dưỡng hệ thống điện mặt trời

Quy trình O&M của nhà máy điện mặt trời như thế nào? 

O&M (Operation & Maintenance) nghĩa là vận hành & bảo trì. Nhà máy (hệ thống) điện mặt trời sau khi đi vào hoạt động thì Đơn vị O&M sẽ tiếp quản, theo dõi, chăm sóc, thực hiện công việc giám sát vận hành và bảo dưỡng tất cả các thiết bị nhằm đảm bảo cho nhà máy, vận hành một cách liên tục, an toàn và hiệu quả.

Các công việc chính của O&M gồm:

Giám sát và theo dõi hệ hoạt động của hệ thống nhà máy điện mặt trời

– Giám sát hiệu suất của hệ thống nhà máy điện mặt trời.

– Phát hiện lỗi và chẩn đoán vấn đề (bệnh) của hệ thống.

– Kiểm tra định kỳ và đánh giá tại nhà máy.

– Giám sát hệ thống nhà máy từ xa qua hệ thống Camera.

Bảo trì sửa chữa hệ thống nhà máy điện mặt trời 

– Phục hồi sản xuất của hệ thống.

– Sửa chữa và thay thế các thiết bị.

– Quản lý các loại phụ tùng thay thế.

Bảo trì phòng ngừa sự cố  

– Bảo trì Inverter, các đầu nối (MC4), hộp nối chống sét lan truyền, cầu chì, vệ sinh inverter…

– Bảo trì tủ đấu nối DC, các điểm đấu nối và kiểm tra kín nước.

– Hệ thống tracker: Kiểm tra và tra dầu.

– Tấm pin: Kiểm tra tấm pin và các điểm đấu nối.

– Kiểm tra hệ thống khung đỡ các tấm pin.

– Mạch điện: Theo dõi, kiểm tra đường đặc tính, hình ảnh nhiệt.

– Kiểm tra máy biến áp và thiết bị đóng cắt

– Kiểm tra trạm biến áp MV và HV (đối với Solar Farm)

– Hệ thống giám sát và an ninh. Cập nhật phần mềm giám sát vận hành.

– Kiểm tra hệ thống dây DC, cáp AC để phòng ngừa ngắn mạch, chạm đất, hỏng cách điện…

Điều chỉnh tích hợp lưới điện  

– Kiểm soát công suất, điện áp, công suất phản kháng và tần số.

– Dự báo sản lượng điện.

– Kiểm tra và cải thiện hệ số

Bảo trì dự báo

– Xác định xu hướng hệ thống nhà máy điện mặt trời và báo cáo phân tích.

– Đưa ra các dự báo.

– Lên kế hoạch và đưa ra những hành động ngăn ngừa.

Bảo trì định kỳ tại nhà máy điện mặt trời

– Vệ sinh tấm pin năng lượng mặt trời.

– Vệ sinh inverter

– Vệ sinh tủ điện AC

– Vệ sinh tủ điện DC hoặc DC Combine Box

– Kiểm soát cây cỏ, rêu bám, tổ chim, tổ mối.. trong nhà máy.

– Hệ thống an ninh nhà máy.

– Kiểm tra hàng rào, đường nội bộ.

Dịch vụ thay thế thiết bị (tùy chọn)

– Nhận thay thế các biến tần, tấm pin quang điện hoạt động kém hiệu quả và thay thế các thiết bị khác khi có yêu cầu.

Di dời một phần hệ thống hoặc cả hệ thống nhà máy điện mặt trời (tùy chọn)

Quy trình O&M của nhà máy điện mặt trời như thế nào? 
Quy trình O&M của nhà máy điện mặt trời như thế nào?

Hình: Dự Án 2Mw THANH HÓA do SOLAR HANAM thi công

>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết thủ tục lắp đặt điện mặt trời doanh nghiệp

SOLAR HÀ NAM

Địa chỉ: Phố 268, Liêm Chính, Phủ Lý, Hà Nam

Hotline: 0932.287.872

Hotline: 0931.686.121

Email: solarhanam@gmail.com

Website: Solar Hà Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Điện thoại
Messenger
Zalo
Facebook
Liên hệ