Nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) được thông qua

Ngày 14 tháng 5 năm 2024, tại Trụ sở làm việc Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà kết luận về việc xây dựng, ban hành Nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA) theo thông báo số 232/TB-VPCP.

Tại thông báo, Phó Thủ tướng khẳng định: Chủ trương xây dựng Nghị định về cơ chế DPPA đã được đề cập tại các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, được quy định tại Luật Điện lực. Đồng thời, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo Bộ Công Thương khẩn trương triển khai xây dựng Nghị định. Thời gian qua, Bộ Công Thương đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách mới về cơ chế DPPA. Tuy nhiên, công việc triển khai còn chậm, nội dung dự thảo Nghị định cần làm rõ các vấn đề sau: 

Phạm vi áp dụng cơ chế mua bán điện trực tiếp

Điểm b Khoản 1 Điều 47 Luật Điện lực quy định:“Mua điện trực tiếp của đơn vị phát điện thông qua hợp đồng có thời hạn, hoặc mua điện giao ngay trên thị trường điện lực”. Theo đó, Luật chỉ quy định “đơn vị phát điện” chung mà không giới hạn cho riêng đơn vị phát điện năng lượng tái tạo (NLTT). Về việc này, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương cần có giải trình phù hợp trong bối cảnh chủ trương chính sách của Việt Nam cam kết sẽ đưa mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. 

Vì vậy, trong Nghị định này sẽ tập trung vào phát triển năng lượng tái tạo thay vì phát triển năng lượng hóa thạch. Ngoài ra, các đơn vị cần nghiên cứu mở rộng phạm vi đối với nguồn điện sinh khối, điện sản xuất từ rác.

Phạm vi áp dụng cơ chế mua bán điện trực tiếp
Phạm vi áp dụng cơ chế mua bán điện trực tiếp

Đối tượng áp dụng cơ chế DPPA

Rà soát bảo đảm thực hiện theo đúng chủ trương của Đảng và các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trường hợp cần thiết giới hạn về đối tượng áp dụng (quy mô nhà máy điện từ 10MW trở lên. Bộ Công Thương cần làm rõ:

– Cần làm rõ đối tượng tham gia mua bán điện trực tiếp, các cơ sở, luận chứng.

– Nghiên cứu và làm rõ sự phù hợp khi quy định về đối tượng khách hàng có sản lượng tiêu thụ trung bình hàng tháng từ 500.000 kWh.

– Xem xét có giới hạn về công suất giữa nhà sản xuất và dịch vụ thương mại. Để đảm bảo quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên tham gia mua bán điện trực tiếp, bảo đảm an toàn lưới điện.

– Có chính sách ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp tiêu dùng năng lượng xanh, năng lượng tái tạo để nhận được tín chỉ xanh.

Quy định về chính sách mua bán điện trực tiếp DPPA

Chính sách mua bán điện trực tiếp DPPA nhằm khuyến khích, thu hút đầu tư và phát triển thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. 

– Yêu cầu nghiên cứu xây dựng chính sách có độ mở, theo cơ chế thị trường.

– Cần quy định rõ các hình thức mua bán điện trực tiếp.

– Quy định trách nhiệm của bên mua, bên bán, trách nhiệm quản lý nhà nước đối với chính sách này.

– Đặc biệt là công tác kiểm tra, giám sát để bảo đảm phát triển lành mạnh, an toàn, hiệu quả, tuyệt đối không để sơ hở, xảy ra cơ chế xin-cho. 

Quy định về chính sách mua bán điện trực tiếp DPPA
Quy định về chính sách mua bán điện trực tiếp DPPA

Trường hợp mua bán điện trực tiếp không qua hệ thống lưới điện quốc gia

Đối với trường hợp hai bên ký hợp đồng và kết nối đường dây trực tiếp với nhau, không thông qua hệ thống lưới điện quốc gia. Chính phủ yêu cầu:

– Cần nêu rõ Quy hoạch điện VIII không hạn chế về quy mô công suất, các dự án phát triển điện năng lượng tái tạo (bao gồm cả điện mặt trời mái nhà), điện sản xuất từ rác, điện sinh khối chỉ cần phù hợp với Quy hoạch tỉnh theo Luật Quy hoạch.

– Cần quy định cơ chế, chính sách rõ ràng, cụ thể (về thuế VAT, môi trường, phòng cháy chữa cháy, điều kiện kỹ thuật đảm bảo an toàn trong sản xuất và sử dụng điện, an toàn trong xây dựng), trình tự thủ tục đơn giản để khuyến khích tối đa.

– Không quy định cứng về hợp đồng mà để các bên tự thỏa thuận theo cơ chế thị trường.

Trường hợp mua bán điện trực tiếp thông qua hệ thống lưới điện quốc gia

Đối với trường hợp bên mua, bên bán ký hợp đồng trực tiếp nhưng thông qua hệ thống truyền tải điện quốc gia, Chính phủ yêu cầu làm rõ vai trò của Nhà nước, EVN và Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia một số nội dung như sau:

– Công bố công khai minh bạch về nhu cầu phụ tải của từng khu vực, vùng, miền và khả năng điều độ, tính toán khả năng truyền tải, để công bố công suất nguồn điện năng lượng tái tạo có thể hấp thụ tại các khu vực. EVN phải cung cấp thông tin về quy mô các nguồn điện năng lượng tái tạo được ký kết hợp đồng mua bán điện để báo cáo với Bộ Công Thương điều chỉnh từ các loại điện nền như than, khí, thủy điện…

– Xây dựng và công bố công khai về các chi phí (đảm bảo tính đúng, tính đủ) khi sử dụng dịch vụ hệ thống truyền tải của EVN (hoặc bên thứ 3), sử dụng hạ tầng, phí tổn thất.

– Phải xem xét để đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển nguồn điện và quy hoạch phát triển lưới điện truyền tải, phân phối, bảo đảm việc truyền tải lên hệ thống điện được an toàn và không ảnh hưởng đến tình hình an ninh cung ứng điện.

Trường hợp mua bán điện trực tiếp thông qua hệ thống lưới điện quốc gia
Trường hợp mua bán điện trực tiếp thông qua hệ thống lưới điện quốc gia

Triển khai nhanh chóng thủ tục về tín chỉ carbon

– Việc khách hàng chấp nhận giá điện cao để đạt được tín chỉ carbon và thị trường carbon nên phải có các quy định cụ thể để công khai thông tin về các doanh nghiệp đang sử dụng năng lượng sạch để có chính sách ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp tiêu dùng năng lượng xanh, năng lượng tái tạo để nhận được tín chỉ xanh… Cần quy định rõ trách nhiệm của Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, EVN về thủ tục chứng nhận và công khai thông tin về doanh nghiệp tiêu thụ năng lượng điện xanh, sạch để được cấp tín chỉ xanh.

– Định nghĩa rõ khách hàng lớn, cần coi chủ đầu tư khu công nghiệp là một khách hàng lớn và cần mở rộng đối tượng khách hàng là các nhà cung cấp dịch vụ, không nên chỉ giới hạn là các nhà sản xuất.

– Một số khái niệm điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối hoặc điện tái tạo sử dụng pin lưu trữ cần được định nghĩa rõ. Nếu điện từ năng lượng tái tạo mà sử dụng pin lưu trữ, thì coi đó là điện nền và cần có chính sách giá điện cho loại hình điện năng lượng tái tạo kết hợp pin lưu trữ phát vào các khung giờ cao điểm của hệ thống điện. Khi thiếu điện, loại hình điện này được tính toán bổ sung để ưu tiên sớm và cần nghiên cứu thêm về giá điện 2 thành phần.

– Các nội dung quy định của Nghị định này cần phải bổ trợ cho Nghị định quy định về điện mặt trời mái nhà để khuyến khích phát triển loại hình này theo đúng Quy hoạch điện VIII.

Cuối cùng, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương hoàn thiện dự thảo Nghị định và trình Chính phủ trong tháng 5 năm 2024. Hy vọng bản tin mà Solar Hà Nam vừa chia sẻ đã giúp bạn cập nhật những thông tin mới nhất!

Xem thêm: Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII 2021 – 2030

SOLAR HÀ NAM

Địa chỉ: Phố 268, Liêm Chính, Phủ Lý, Hà Nam

Hotline: 0932.287.872

Hotline: 0931.686.121

Email: solarhanam@gmail.com

Website: www.solarhanam.vn

Điện thoại
Messenger
Zalo
Facebook
Liên hệ