Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo vô tận đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết bài toán thiếu hụt năng lượng và bảo vệ môi trường. Việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời ngày càng phổ biến tại Việt Nam, tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả, an toàn và tính bền vững, hệ thống cần đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định. Bài viết này, Solar Hà Nam sẽ cập nhật các quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn hệ thống điện mặt trời tại Việt Nam đầy đủ nhất.
Contents
- 1 Tiêu chuẩn hệ thống điện mặt trời là gì?
- 2 Các tiêu chuẩn hệ thống điện mặt trời ở Việt Nam
- 3 Yêu cầu về an toàn công trình khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời
- 4 Thi công và nghiệm thu hệ thống điện mặt trời và kết cấu giá đỡ
- 5 Solar Hà Nam – Địa điểm thi công lắp đặt hệ thống điện mặt trời theo đúng quy chuẩn
- 6 Kết luận
Tiêu chuẩn hệ thống điện mặt trời là gì?
Tiêu chuẩn hệ thống điện mặt trời là những quy định, yêu cầu về thiết kế, lắp đặt, vận hành và bảo trì để đảm bảo tính an toàn, hiệu quả và bền vững của hệ thống trong quá trình sử dụng.
Các tiêu chuẩn hệ thống điện mặt trời ở Việt Nam
Tiêu chuẩn quốc gia ( TCVN )
Tại Việt Nam, các tiêu chuẩn thiết kế hệ thống điện mặt trời được quy định bởi các cơ quan chức năng như Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Các tiêu chuẩn này bao gồm
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7447-7-712:2015 (IEC 60364-7-712:2002) về Hệ thống nguồn quang điện sử dụng năng lượng mặt trời (PV).
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6781:2015 (IEC 61215:2005) về Mô-đun quang điện – Yêu cầu thử nghiệm và đánh giá chất lượng.
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12232:2018 (IEC 61730:2016) về Pin quang điện – Yêu cầu an toàn.
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10896:2015 (IEC 61646:2008) về Mô-đun quang điện màng mỏng mặt đất (PV) – Chất lượng thiết kế và phê duyệt kiểu.
Tiêu chuẩn quốc tế
Ngoài ra, các tiêu chuẩn quốc tế cũng được áp dụng khi thiết kế lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời ở Việt Nam như:
- IEC 60364-7-712:2002 (IEC 60364-7-712:2021) về Hệ thống lắp đặt điện hạ áp – Yêu cầu đối với hệ thống lắp đặt đặc biệt hoặc khu vực đặc biệt – Hệ thống nguồn quang điện sử dụng năng lượng mặt trời (PV).
- IEC 61215:2005 về Mô-đun quang điện – Yêu cầu thử nghiệm và đánh giá chất lượng.
- IEC 61730:2016 về Pin quang điện – Yêu cầu an toàn.
- IEC 61646:2008 về Mô-đun quang điện màng mỏng mặt đất (PV) – Chất lượng thiết kế và phê duyệt kiểu.
Yêu cầu về an toàn công trình khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời
Yêu cầu chung
Trước khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời, phải có khảo sát, thiết kế, lập biện pháp thi công và các công tác liên quan khác theo quy định của pháp luật. Dưới đây là các yêu cầu chung cần tuân thủ khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà:
- Với tiêu chuẩn hệ thống điện mặt trời mái nhà: cần được kiểm tra trước khi lắp đặt và lắp đặt theo đúng yêu cầu và chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất cũng như các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật.
- Về an toàn công trình xây dựng: phải đảm bảo an toàn điện, an toàn sét, an toàn sinh mạng và an toàn cháy nổ ( thoát nạn, cứu nạn), phải đảm bảo an toàn chịu lực và đảm bảo các điều kiện sử dụng khác như ( thoát nước, thấm dột, võng, nứt… ).
- Về an toàn trong quá trình thi công lắp đặt: phải đảm bảo an toàn lao động và phòng chống cháy nổ theo quy định.
Yêu cầu đối với hệ thống điện mặt trời
Hệ thống điện mặt trời mái nhà bao gồm các tấm quang điện, các phụ kiện liên kết với hệ thống kết cấu đỡ và liên kết với nhau cần được kiểm tra chịu được áp lực gió tác dụng lên hệ thống này tại vị trí lắp đặt trên mái nhà. Trị số áp lực gió có thể xác định theo hướng dẫn. Vật liệu chế tạo tấm quang điện cần đảm bảo các điều kiện về an toàn điện, an toàn cháy nổ, an toàn môi trường và an toàn sức khỏe với con người theo quy định của pháp luật.
Yêu cầu đối với kết cấu giá đỡ
- Kết cấu đỡ cần đơn giản, hợp lý, cần được tính toán kiểm tra đảm bảo an toàn chịu lực dưới tải trọng bao gồm tĩnh tải ( trọng lượng bản thân của kết cấu dỡ, trọng lượng hệ thống điện mặt trời ), hoạt tải và tải trọng gió… Ngoài ra, kết cấu đỡ này cần được neo giữ chắc chắn vào kết cấu mái hiện hữu. Cần phải tính toán kiểm tra khả năng chịu lực của liên kết này. Trường hợp không đảm bảo phải có biện pháp xử lý.
- Công tác chế tạo và lắp dựng kết cấu đỡ phải đảm bảo chất lượng vật liệu, chất lượng liên kết, kích thước tiết diện và sai số hình học của kết cấu đỡ đáp ứng yêu cầu của nhà cung cấp sản phẩm và các yêu cầu khác.
- Kết cấu đỡ nên được làm bằng kim loại, có đủ khả năng chịu lực, đảm bảo khả năng sử dụng và chống ăn mòn. Không nên sử dụng các vật liệu bắt cháy như gỗ, nhựa.. để làm kết cấu đỡ hệ thống điện mặt trời.
- Các tấm quang điện phải được liên kết ( khóa/kẹp…) chắc chắn với kết cấu giá đỡ.
Yêu cầu với công trình xây dựng
Trước khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời, kết cấu mái nhà và kết cấu công trình hiện hữu cần được khảo sát, kiểm tra, đánh giá điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực khi lắp đặt thêm hệ thống điện mặt trời. Trường hợp không đảm bảo phải có biện pháp gia cường.
Thi công và nghiệm thu hệ thống điện mặt trời và kết cấu giá đỡ
Các yêu cầu đối về thiết bị hệ thống điện mặt trời
Các thiết bị thuộc hệ thống điện mặt trời mái nhà bao gồm các tấm quang điện và các thiết bị, vật tư khác phục vụ cho việc chuyển đổi quang năng thành điện năng và lưu trữ, truyền tải điện đến lưới điện hoặc các thiết bị tiêu thụ điện ( có thể bao gồm bộ biến đổi điện, máy biến thế, đồng hồ đo điện, thiết bị đầu nối, hệ thống giám sát điều khiển…) cần có xuất xứ, thông số kỹ thuật, phù hợp với các quy định về điện mặt trời và các quy định về lắp đặt, đầu nối, khai thác sử dụng các thiết bị điện do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Các yêu cầu đối với công tác thi công và nghiệm thu kết cấu giá đỡ
– Quá trình lắp đặt phải đảm bảo an toàn cho người và công trình xây dựng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn lao động.
– Vật liệu sử dụng phải đảm bảo đúng yêu cầu về chủng loại, phẩm chất, chất lượng bề mặt. Vật liệu trước khi sử dụng phải được làm sạch bề mặt, loại bỏ dầu mỡ, các chất bẩn…
– Dung sai chế tạo và lắp dựng cần tuân thủ các yêu cầu của nhà sản xuất.
– Nhằm đảm bảo vật liệu và sản phẩm phù hợp với yêu cầu và chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất, tiêu chuẩn áp dụng, hồ sơ thiết kế cũng như biện pháp thi công, công tác kiểm tra, nghiệm thu bao gồm các nội dung sau:
- Kiểm tra vật liệu đầu vào
- Kích thước hình học, sai số thi công cho phép
- Kiểm tra liên kết của kết cấu giá đỡ ( đinh vít, bu lông, đường hàn, neo.. )
- Kiểm tra các linh kiện liên kết tấm quang điện ( ray, bộ khóa/kẹp… ) theo yêu cầu của nhà cung cấp hoặc bằng ngoại quan.
- Trong trường hợp cần thiết có thể tiến hành thí nghiệm kiểm chứng/thử tải.
- Các yêu cầu của thiết kế ( nếu có ).
>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết thủ tục lắp đặt điện mặt trời doanh nghiệp
Solar Hà Nam – Địa điểm thi công lắp đặt hệ thống điện mặt trời theo đúng quy chuẩn
Solar Hà Nam là công ty chuyên cung cấp thiết bị, dịch vụ lắp đặt trọn gói hệ thống điện mặt trời uy tín tại Việt Nam.Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành cùng đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao và dịch vụ hậu mãi tốt nhất.
- Tư vấn, khảo sát thực tế cho khách hàng tận tình nhất.
- Thiết kế bản vẽ, tính toán chi phí phù hợp, tiết kiệm và tốt nhất.
- Các sản phẩm trong hệ thống điện mặt trời như pin mặt trời, biến tần, cáp điện… được nhập khẩu chính hãng, có nguồn gốc và đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe nhất.
- Lắp đặt theo tiêu chuẩn hệ thống điện mặt trời đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất.
- Bảo trì định kỳ, tuổi thọ từ 25 – 30 năm, ít hư hỏng.
Kết luận
Trên đây chúng tôi đã cung cấp đến bạn các quy định mới nhất về các tiêu chuẩn hệ thống điện mặt trời. Mong rằng bạn nắm vững những tiêu chuẩn này, từ đó tuân thủ theo đúng quy định để đảm bảo an toàn cũng như những quyền lợi trước và sau khi lắp đặt. Nếu bạn đang có nhu cầu lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời hay những thắc mắc liên quan đến quy định lắp đặt, hãy liên hệ ngay thông tin dưới đây để được tư vấn tận tình nhất.
SOLAR HÀ NAM
Địa chỉ: Phố 268, Liêm Chính, Phủ Lý, Hà Nam.
Hotline: 0932.287.872 – 0931.686.121
Email: solarhanam@gmail.com
Website: Solar Hà Nam